
🇻🇳 🌹 Các trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh 🇻🇳 🌹
🇻🇳 🌹 Trả lời có tính chất tham khảo 🇻🇳 🌹
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Điều 22 Nghị định này cũng quy định rõ về thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.

🇻🇳 Tình trạng án tích theo quy định pháp luật Việt Nam 🇻🇳
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
Điều 43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

🇻🇳 🇻🇳 Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam🇻🇳 🇻🇳
Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.
🇻🇳 Xin cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được mấy lần?🇻🇳
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:Pháp luật về hộ tịch: Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP không quy định cụ thể số lần đương sự được xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, do vậy bạn vẫn có thể xin lại loại giấy này để làm thủ tục kết hôn.
Đồng thời với việc xin lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thì bạn mang theo các giấy tời chứng minh nhân thân: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân…để điền thông tin về nơi cư trú cho chính xác.

🇻🇳 Về việc xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp hôn nhân thực tế 🇻🇳
Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định “Đối với các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật hộ tịch”.
Đồng thời, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Như vậy, đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế).
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
Do vậy, đối với trường hợp này, UBND cấp xã cần kiểm tra, xác minh kỹ trên thực tế, nếu hai bên thực sự chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, đủ điều kiện kết hôn và thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên, hiện chưa ly hôn hoặc không có sự kiện một bên chết/bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì UBND cấp xã có thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu là “Hiện đang có vợ/chồng là…”.

🇻🇳 Pháp luật Việt Nam cho phép công dân mang bao nhiêu quốc tịch?🇻🇳
Như vậy, nếu bạn đang là công dân Việt Nam và quốc gia bạn đang xin nhập quốc tịch không yêu cầu bạn phải thôi quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể vừa có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Việc sử dụng quốc tịch nước nào và tư cách công dân của quốc gia nào (Việt Nam hay nước ngoài) sẽ do pháp luật của Việt Nam và quốc gia bạn đang mang quốc tịch quy định, phù hợp với pháp luật quốc tế.🇻🇳
